Các phù dâu và cô dâu người Dao xuất hiện tại phố đi bộ Hồ Gươm đã trở thành trung tâm sự chú ý vì quá xinh đẹp.
Ngay lập tức, đoàn rước dâu đã thu hút sự chú ý của nhiều người. Với không ít người, đây là lần đầu tiên được tận mắt chứng kiến một lễ cưới của người Dao ở Tuyên Quang được tái hiện tại Thủ đô.
Một trong những nghi lễ đặc sắc còn được lưu truyền cho đến ngày nay là lễ cưới của người Dao đỏ. Dẫn đầu là đoàn nhạc lễ đi xin dâu là dàn âm thanh đặc trưng của người Dao gồm kèn, trống, chiêng... cùng hoà tấu những bài ca mừng đám cưới.
Chú rể Phạm Văn sinh và cô dâu Đỗ Hồng Quý (người Tuyên Quang) là nhân vật chính của buổi lễ. Đôi vợ chồng được buộc dải khăn đỏ, tượng trưng cho sợi dây tơ hồng, nối kết hạnh phúc trăm năm bền chặt.
Nổi bật nhất trong đám cưới của người Dao đỏ là trang phục của c ô dâu người Dao với chiếc khăn đỏ lớn chùm đầu, bên trên chiếc mũ đỏ màu cờ, đính nhiều nụ hoa tết từ len đỏ, cài xen những lắc nhạc đồng. Sự xinh đẹp của cô dâu người Dao khiến nhiều người dân Thủ đô yêu mến, muốn chụp hình lưu niệm cùng.
Mũ áo của các cô gái Dao đỏ là một tác phẩm độc đáo của sắc màu, nó thể hiện sự tinh xảo trong từng đường thêu hoa văn thổ cẩm truyền thống.
Không chỉ vậy, đám rước dâu còn có một dàn phù dâu cực xinh đẹp, hút hồn bao người.
Một phù dâu tên Linh (sinh năm 1988) trong trang phục người Dao khiến bao chàng trai ở phố đi bộ Hà Nội thổn thức, tìm mọi cách làm quen.
Cũng trong tối ngày 22/9/2017, để mở màn cho sự kiện tuần lễ Trung Thu Phố Cổ, một mô hình đèn lồng lớn mô phỏng con gà đã trưng bày và diễu hành quanh khu phố đi bộ Hồ Gươm và đã thu hút rất nhiều sự chú ý đến từ người dân Thủ Đô.
Cụ thể mô hình đèn lồng gà này được TP Tuyên Quang gửi xuống Hà Nội để phục vụ người dân Thủ Đô dịp cuối tuần. Theo dự tính ban đầu, tỉnh Tuyên Quang gửi xuống hai mô hình gồm gà và rồng. Tuy nhiên, trên đường vận chuyển, mô hình rồng đã gặp sự cố và phải quay trở lại để sửa chữa.
Đại diện cho nhóm đã chế tác ra chú gà khổng lồ này anh La Trường Giang đã có những chia sẻ với PV Kiến Thức: “Đây là chú gà đã từng xuất hiện rất nhiều lần trong lễ hội Thành Tuyên được tổ chức hàng năm và chúng tôi đã phải mất rất nhiều thời gian để lên khung bằng tre, sau đó là lắp bóng đèn trang trí và phủ giấy bóng màu bên ngoài mô hình”.
“Theo dự kiến, cặp gà và rồng sẽ được trưng bày để phục vụ nhân dân Hà Nội nhưng rất tiếc do một số sai sót trong khâu vận chuyển, chú rồng đã không thể có mặt tại phố đi bộ Hồ Gươm. Tuy nhiên, chứng kiến sự vui vẻ của các cháu bé và bố đã là niềm động viên rất lớn cho chúng tôi những người đã mất rất nhiều công sức để tạo nên chú gà này”, Anh La Trường Giang cho biết thêm.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét